Tổng Đài: 0901438178 ( Có Zalo - Viber)
My My

10 bước setup, quản lý trong công việc kinh doanh nhà hàng

Mở một nhà hàng mới chưa bao giờ là một vấn đề đơn giản ngay cả với những người đã có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Có nhiều loại hình kinh doanh nhà hàng để chúng ta có thể lựa chọn và đưa vào đó dấu ấn riêng biệt hay phong thái của mỗi CEO tuy nhiên qua quá trình khảo sát công việc quản lý nhà hàng chúng tôi đã rút ra 10 bước cơ bản trong setup công việc kinh doanh nhà hàng sau đây, hy vọng sẽ giúp bạn phần nào trong công việc đầy khó khăn, thử thách nhưng cũng vô cùng thú vị này.


1. Nghiên cứu, khảo sát thị trường.
– Nghiên cứu thị trường,khảo sát và đánh giá tính khả thi của thị trường trong khu vực
– Nghiên cứu các hình thức kinh doanh, giá cả và chất lượng phục vụ, đánh giá điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của các đối thủ cùng lĩnh vực để đưa ra những dự báo chiến lược và khả năng cạnh tranh của mô hình dự án.
– Nghiên cứu, phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan đến hoạt động của nhà hàng trong 12 tháng tiếp.
2. Định hướng hoạt động kinh doanh trong giai đoạn đầu khởi tạo.
– Định hướng quy mô kinh doanh dựa trên khả năng đầu tư ban đầu và khả năng tái đầu tư trang thiết bị.
– Định vị thị trường và xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó đưa ra kết luận về tính khả thi của dự án nói chung và mô hình hoạt động kinh doanh nói riêng.
3. Lập phương án tổ chức hoạt động trong quá trình khởi tạo.
– Lập phương án kinh doanh khả thi ngắn hạn,trung hạn và dài hạn. Từ đó rút ra tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu.
– Hoạch định chi phí đầu tư và lộ trình thực hiện dự án.
– Lập bảng dự trù nguồn khách, dự tính điểm hòa vốn và ngân sách hoạt động.Từ đó đưa ra kế hoạch và kết quả mục tiêu cho từng giai đoạn .
– Lập phương án marketing từng giai đoạn.
– Lập phương án cơ cấu tổ chức và định biên nhân sự.
– Lập phương án, tiêu chí tuyển dụng và kế hoạch cũng như chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho từng giai đoạn.
– Xây dựng cơ chế lương thưởng và hình thức trả lương.
– Thiết lập quy trình làm việc chuẩn và quy chế chính sách cũng như văn hóa doanh nghiệp.
– Lập phương án bổ sung phần mua sắm trang thiết bị cần thiết cho việc quản lý và điều hành cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Phương án kinh doanh trong quá trình khởi tạo.
– Nhiệm vụ và mục tiêu ngắn, trung và dài hạn.
– Phân tích điểm mạnh và yếu cũng như cơ hội và thách thức.
– Lập cơ cấu nguồn khách hàng mục tiêu cho từng giai đoạn.
– Định hướng khách hàng và tỉ lệ nguồn khách hàng.
– Chiến lược cạnh tranh.
– Định chuẩn sản phẩm, xác định sản phẩm mũi nhọn.
– Cơ cấu menu và chính sách giá cả trong từng thời điểm (cao và thấp).
– Chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua chiến lược quảng bá và các chương trình marketing phù hợp với từng giai đoạn và cấp độ của lọa hình kinh doanh.
– Quản lý doanh thu và chi phí.
5. Ngân sách hoạt động.
a) Lập bảng ngân sách năm bao gồm:
– Tỉ lệ khách/bữa/ngày/tháng theo từng giai đoạn.Định giá xuất sử dụng dịch vụ trung bình/khách / lần sử dụng dịch vụ.
– Doanh thu/ngày/tháng/năm. Doanh thu trừ các nhà tài trợ.
– Tổng chi phí: chi phí hoạt động, chi phí gián tiếp, chi phí quản lý, chi phí không hoàn lại, chi phí khấu hao, chi phí trả lãi vay ngân hàng…
b) Lập bảng ngân sách hoạt động theo kế hoạch 06 tháng, 01 năm.
c) Bảng dự đoán nguồn khách và tình hình kinh doanh trong tương lai.
6. Chiến lược marketing trong quá trình khởi tạo.
– Xây dựng chiến lược marketing theo từng thời kỳ cụ thể theo kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
– Xây dựng và đa dạng hóa các kênh bán hàng và chiến lược tiệm cận cũng như thu hút khách hàng.
– Chiến lược marketing phải đảm bảo việc định vị thương hiệu, nâng cao nguồn thu, duy trì hình ảnh, liên kết đối tác lâu dài thông qua các hợp đồng hợp tác khả thi, chất lượng phục vụ, giá cả cạnh tranh.
7. Cơ cấu tổ chức nhân sự.
Ra các quy chế, quy định và hướng dẫn thi hành dảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả. Bao gồm :
+ Nội quy lao động.
+ Sổ tay nhân viên.
+ Quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm, thuyên chuyển vị trí và sa thải.
+ Quy định về khen thưởng, kỷ luật và quyền lợi nhân viên.
+ Quy định về an ninh,phòng chống cháy nổ, môi trường.
+ Hướng dẫn thi hành các quy định khác từ bộ phận quản lý.
8. Tuyển dụng.
– Căn cứ theo tình hình thực tế và cơ cấu nhân sự được phê duyệt lên danh sách các vị trí cần tuyển dụng, các yêu cầu chung.
– Lập ngân sách dành cho việc tuyển dụng bao gồm chi phí và các khoản chi phí liên quan.
9. Đào tạo trong quá trình khởi tạo.
– Lên phương án phát triển và đào tạo nâng cao theo mô hình hoạt động
– Việc đào tạo là yêu cầu bắt buộc trong thời điểm đầu tiên và tiến hành từng phần nâng cao trong suốt quá trình vận hành nhằm nâng cao trình độ và đảm bảo nhân viên có đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
10. Điều hành và giám sát trong quá trình khởi tạo.
– Vận hành bộ máy.
– Kiểm soát chi phí.
– Quy định về tài chính.
– Đánh giá nhân sự hàng tháng dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh.
– Báo cáo tài chính hàng tháng và đưa ra những quyết định điều chỉnh chính xác và hiệu quả.

 Nguồn: St

Subscribe to this Blog via Email :
Previous
Next Post »